Posts

Showing posts from December, 2013

CÁC ĐỜI CỦA STANDARD

Image
Đôi nét về Standard nhá các bạn ! Standard được Piaggio sản xuất từ năm 1958, sau khi họ quyết định ngưng SX xe “acma” VB1. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử hãng Piaggio. Giã từ kiểu động cơ Piston-Ported của acma, họ chuyển sang kiểu động cơ rotary valve. (kiểu động cơ piston-proted dc dùng cho các đời xe GS, SS cho đến năm 1968) Nguyên lý rotary valve đã chứng tỏ tính ưu việt của mình, bằng chứng là gần 50 năm sau Piaggio vẫn sử dụng nguyên lý này cho đời xe PX2005. Các kỹ sư hồi đó gọi động cơ vespa mới là “standard engine” (Sách How to restore and maintain your vespa) Có lẽ tên gọi standard ra đời từ đây chăng ? Vespa Standard Standard được sản xuất với hai loại dung tích xy lanh, đó là loại 125cc và 150cc. Ở Việt Nam, đời xe 150 được nhập về nhiều hơn. Ở thời kỳ đầu, xe chỉ có 3 số, bất kể 150cc hay 125cc. Số sườn số máy bắt đầu bằng VBA đối với 150, VNA đối với 125. Các đời “A” này có chung đặc điểm “đít tròn” như acma, vè trước tương tự a...

THAM KHẢO KINH NGHIỆM MUA VESPA CỔ

Image
Hiện nay, xu hướng chơi các dòng xe cổ trở nên phổ biến, không khó để bắt gặp một chiếc Mobylette, Velosolex, Babetta… thong dong chạy ở phố. Người chơi thôi thì đủ cả, người già có, giới trẻ có, phụ nữ có, đàn ông có, mỗi người một mục đích khác nhau nhưng có lẽ có chung niềm đam mê với những chiếc xe đã mấy chục tuổi đời. Trong các dòng xe cổ hiện nay, có lẽ Vespa cổ là chiếm số lượng đông đảo nhất.  Một chiếc xe tốt sẽ giúp bạn thoải mái tận hưởng niềm đam mê "ong" của mình Kẻ chơi Vespa cũng lắm mục đích và công phu, người muốn dọn chiếc xe của mình về “zin” 100%, giới trẻ thì muốn một chiếc xe cá tính và khác biệt, người dùng để dạo phố thong thả, người dùng để đi du lịch xa.   Những kẻ mê ong đang thèm muốn sở hữu một chiếc thường bị lạc vào mê cung và không biết chọn được đâu là chiếc xe tốt cho mình. Người lên diễn đàn tìm hiểu, người hỏi bạn bè, người đánh liều mua về… T...

Vespa ACMA Paris 1953

Image
Lịch sử Vespa ECMA Mùa xuân năm 1950, những chiếc Vespa của Italia ồ ạt đổ bộ vào đất Pháp vì những đường cong tuyệt đẹp và động cơ đơn giản rất dễ sử dụng. Đặc biệt, dòng xe này có sức hút kỳ lạ với nữ giới. Ngửi thấy mùi tiền béo bở, hãng ACMA (Aterliers de Constructions de Motocycle et Accessoires) có trụ sở tại Paris đã quyết định mua lại nhà máy Fourchambault để lắp ráp Vespa động cơ 125cc dành cho người Pháp, với các chi tiết phụ tùng máy móc đều được nhập cảng từ Italia. Vậy là những chiếc Vespa gắn nhãn ACMA bắt đầu rong ruổi trên đất Pháp. Đầu năm 1952, ACMA tổ chức sự kiện đặc biệt chào mừng chiếc Vespa thứ 10.000. Vespa ACMA bắt đầu vươn “vòi” ra khắp đất Pháp thông qua mạng lưới phân phối đến 150 đại lý. Những năm sau, Vespa Pháp phát triển rất mạnh, gần như thống trị trong dòng xe hai bánh. Năm 1957 xảy ra cuộc khủng hoảng kênh đào Suez và luật mới về giấy phép lái xe đã dẫn đến việc ACMA tạm ngưng sản xuất Vespa một năm sau đó...

HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG BÌNH XĂNG CON VESPA CỔ

Image
Bình xăng con (chế hòa khí) là bộ phận điều phối tỷ lệ ba thành phần nhiên liệu là xăng, nhớt, gió cho buồng đốt hoạt động hiệu quả. Việc bất cứ một bộ phận nào trong chế hòa khí hoạt động không tốt sẽ dẫn tới sự sai lệch tỷ lệ nhiên liệu, nhẹ thì xe không nổ máy, nặng thì hỏng bu-gi, nặng nữa có thể làm hỏng cả bộ hơi (pit-tông, xi-lanh). Do đó, bình xăng con luôn phải được giữ sạch và kín. Các bệnh liên quan đến chế hòa khí cũng như cách bảo dưỡng đúng kỹ thuật sẽ được đề cập trong bài viết này.   Vị trí bình xăng con trên thân máy   Cấu tạo bình xăng con Vespa cổ Cấu tạo cơ bản chế hòa khí ở các đời Vespa cổ thông dụng gồm các bộ phận chính như: lưới lọc gió (có tác dụng lọc không khí cung cấp cho buồng đốt), lưỡi ga, zích-lơ (tác dụng điều chế lượng xăng xuống), kim xăng, phao xăng, khóa không khí, lưới lọc và các bộ phận phụ trợ khác.   Các vị trí bu-lông, ê-cu cần tháo trước tiên Các triệu chứng của việc cần bảo d...

Làm sao để Vespa cổ vận hành êm ái ?

Image
Khác với các dòng xe 4 thì, nhớt dùng chung cho cả hộp số và máy, các dòng xe Vespa cổ thì nhớt hộp số riêng, nhớt dùng cho máy riêng, tuyệt đối không thể đổ nhầm 2 loại nhớt này với nhau.  Trong khuôn khổ bài này, tôi tiếp tục đề cập đến 3 yếu tố nhiên liệu chính cho chiếc xe vận hành êm ái. Các bệnh trực tiếp liên quan đến 3 yếu tố này sẽ được đề cập ở các bài sau của chuyên mục này. Việc chỉnh đúng tỷ lệ xăng gió nhớt đảm bảo chiếc xe vận hành trơn tru Xăng Vespa cổ là xe 2 thì nên dùng xăng pha nhớt, tỷ lệ nhớt và xăng tùy từng chủng loại dao động từ 3% - 6%. Đối với điều kiện đường phố thì giảm tỷ lệ nhớt xuống còn 2% - 4%, địa hình đường cao tốc hoặc đi dài thì tỷ lệ nhớt so với xăng là 5% - 6%. Về mặt nguyên tắc, tỷ lệ nhớt cao dễ dàng bôi trơn pít tông, xi lanh hơn và ngược lại; tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều nhớt gây nên hiện tượng bô đóng cặn, bu-gi đóng muội đen dẫn đến khó nổ. Đối với các dòng xe sau kho...

Vespa cổ bị ì - Nguyên nhân và cách khắc phục

Image
Vespa cổ bị ì - Nguyên nhân và cách khắc phục Có 4 nguyên nhân chính gây nên tình trạng xe bị ì là: lửa yếu, nghẹt xăng, vấn đề từ pô xả và pít-tông xi-lanh quá cũ.   Bộ hơi đóng vai trò thiết yếu nhất trên chiếc xe, là nơi sinh toàn bộ công giúp xe chuyển động được   Bình thường khi bạn đi một mình, chiếc Vespa già cỗi kia vẫn còm cõi cõng bạn lướt vèo vèo lượn phố, bỗng hôm nay chở thêm một người nữa, chiếc xe trở nên rất ì, vặn ga mãi mà máy không hề vọt. Cũng có những trường hợp xe bạn đang chạy bình thường bỗng yếu dần yếu dần rồi tắt lịm máy hoặc vặn hết ga xe cũng chỉ chạy rất “từ từ”. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng hơi yếu là “thủ phạm” đáng nghi nhất trong trường hợp này. Tùy thuộc vào từng  dòng và đời xe Vespa mà cấu tạo bộ hơi sẽ khác nhau. Tựu chung lại là có mấy bộ phận chính như xi-lanh, pít-tông, xéc-măng, phần phụ trợ bao gồm tay b...

About me

Image
Xin chào các bạn ! Cũng như rất nhiều người tôi cũng có một thú vui đó là đam mê Vespa cổ. Tình yêu của tôi mới chỉ tới mức là tìm hiểu trên giấy. Để ghi lại những bài viết hay về dòng xe này tôi sưu tầm những bài viết hay, tập hợp lại để cho vào Blog nho nhỏ của mình coi như đó là tư liệu cho riêng mình cũng như chia sẽ với những ai có cùng sở thích. Hy vọng một ngày không xa tôi cũng sẽ sở hữu riêng cho mình một Con ong xinh xinh ^ ^ Chúc Các bạn có nhiều niềm vui hạnh phúc !

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ XE CỔ

Image
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ XE CỔ Scooter là gì? Vespa là dòng scooter. Vậy scooter là cái gì? Trên thế giới người ta cãi lộn hoài cái vụ scooter và motorcycle. Thường thì scooter là dòng xe máy có đường kính bánh từ 8-10 inch (anh em mình hay gọi là bánh 8, bánh 10 í mà), sườn được dập từ thép tấm, dùng số tay, máy đặt thấp và gần bánh sau, hoặc ở hẳn phía bánh sau như Vespa. Scooter cũng là tên một ban nhạc techno rất nổi tiếng của Đức, đã bán được 14 triệu đĩa và đoạt hơn 80 giải thưởng. Ai vô Google kiếm vespa mà ra ban nhạc này thì chịu khó nghe nhạc hén. Moped là gì? Mấy xe có bàn đạp hoặc có máy gắn với bánh xe, đồng thời phân khối nhỏ như Mobylette, Velosolex, Sachs, hay Goebel thì gọi là moped (đọc là mâu pét). Loại này được sản xuất với một yêu cầu chính là chỉ có thể chạy... chậm (chắc để giảm tai nạn, lý do này củ chuối quá). Bởi vậy, mấy cái này qua VN là thợ xúm vào độ lên cho chạy ...

Dụng cụ cần có khi đi Vespa cổ

Image
Dụng cụ cần có khi đi Vespa cổ Đã chơi "ong" là phải biết sửa "ong", đó là luật bất thành văn của dân mê Vespa cổ. Những chuyến đi luôn phải được chuẩn bị đầy đủ về mọi thứ, đặc biệt là các dụng cụ sửa xe   Những “chú ong” đã mấy chục năm tuổi đang hàng ngày cùng bạn ngao du khắp nẻo đường bỗng một ngày “trở chứng”. Nhẹ là đứt dây các loại, khó nổ, không nổ được máy, nặng thì kẹt cần đạp hỏng bi cơ, hỏng chữ thập số. Thông thường nếu chiếc xe của bạn đồng bộ khung và máy, các bộ phận trong máy còn “zin” thì xe ít khi hỏng vặt, nhưng đa phần vì tuổi đời quá lâu nên nhiều bộ phận cũ hỏng đã được thay mới. Do sự không đồng bộ và ăn khớp giữa cũ và mới đôi khi cũng gây nên những sự cố. Dân đi Vespa cổ hầu như ai cũng biết sửa một vài bệnh vặt xế yêu của mình. Một phần vì thợ để sửa được dòng xe này không hề phổ biến, phần thứ 2 vì đam mê, đã chơi xe là phải biết sửa xe, đó là luật bất th...